Xe nâng là phương tiện có vị trí quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa tại các kho bãi, khu công nghiệp. Nhờ những cấu tạo đặc biệt đã giúp cho dòng xe nâng có khả năng chịu tải tốt nhất. Vậy cấu tạo của dòng xe nâng tay điện và xe nâng dầu như thế nào? Hãy cùng mình tìm câu trả lời bạn nhé!
Cấu tạo xe nâng tay điện
Khung nâng: Là xương sống của xe nâng tay điện gồm khung đỡ thân và càng nâng, khu vực đặt bình nhiên vật liệu. Khung xe thường được lắp ráp rất chắc chắn, đảo bảo sự an toàn tuyệt đối cho người vận hành.
Giá nâng: được cấu tạo từ loại thép không gỉ và vòng bi, loại vật liệu này có độ dày nên khả năng chịu tải hàng hóa lớn, vòng bi được gia công chỉnh chu nên giúp cho phương tiện nâng hạ hàng hóa dễ dàng hơn.
Càng nâng: Thiết bị dùng để đặt hàng hóa lên và nâng hạ lên trên kệ dễ dàng hơn, thường sẽ có bộ phận cố định thanh đỡ đầu xilanh để khi piston đi lên sẽ kéo đầu xilanh lên trên và thanh đỡ.
Đối trọng: Là một khối gắn phía sau thân xe giúp cho xe di chuyển được thăng bằng hơn.
Mui xe được cấu tạo bằng kim loại giúp bảo vệ người điều khiển xe bên trong được an toàn hơn.
Đặc điểm cấu tạo xe nâng dầu
Hệ thống di chuyển phía sau: gồm lốp và xilanh lái tổng thành được điều khiển bằng volang thông qua hệ thống thủy lực từ van chia. Lốp phí sau có kích thước nhỏ hơn lốp trước.
Xilanh nghiêng: tác dụng nghiên khung nâng về phía trước và ngả phía sau giúp cho việc lấy hàng hóa và di chuyển được dễ dàng hơn.
Hệ thống di chuyển phía trước: gồm lốp trước, hệ thống truyền động, hệ thống phanh trước. Hệ thống này làm việc liên tục nên công tác bảo trì, kiểm tra thật kỹ bộ phận này thường xuyên hơn.
Càng nâng, nĩa nâng: phần này có thiết kế với dạng hình chữ L và được đặt ở phía đầu của dòng xe nâng dầu. Bộ phận này sẽ gồm 2 thành phần chính là 1 phần dài nhô ra tiếp xúc với hàng hóa hoặc pallet, phần còn lại liên kết với giá nâng.
Giá nâng: là bộ phận được lắp với càng nâng và được di chuyển theo dọc khung nâng nhờ hệ thống xilanh và xích. Những con lăn dẫn hướng được gắn trên giá nâng nên có tác dụng giúp cho giá nâng có thể hoạt động được ổn định và không bị rung trong khi làm việc. Những xe nâng dầu có tải trọng lớn thì kích thước của giá nâng phải tăng lên theo.
Khung nâng: Là bộ phận khá quan trọng, chúng quyết định đến chiều cao nâng hàng hóa của phương tiện. Thường có 2 loại khung nâng cơ bản là dòng 2 khung và dòng 3 khung, chúng được lắp lồng ghép vào nhau thông qua hệ thống con lăn và ray trong khung. Khung nâng được cấu tạo từ loại thép có khả năng chịu áp lực cao, khả năng chống chọi được những va đập mạnh thật tốt.
Xilanh nâng: Thiết bị này có tác dụng sẽ tạo ra lực nâng để thắng được trọng lực của hàng hóa. Những hư hỏng thường xuyên xảy ra với dòng xilanh nâng là mòn xước, bong tróc và rỗ bề mặt làm việc.
Cabin: đây là phần trung tâm của phương tiện xe nâng dầu, nơi này có chứa vô lăng, bàn đạp thắng, ga, bảng taplo và nhiều thiết bị giúp đảm bảo an toàn cho xe nâng.
Thùng chứa nhiên liệu và động cơ
Đối trọng của xe nâng dầu.
Qua chia sẻ trên, hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng xe nâng cũng như những cấu tạo vốn có của nó và từ đó lựa chọn cho mình những phương tiện phù hợp từ nhu cầu đến chi phí cho phép.