Những thông tin bạn nên biết về cầu trục

Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật mà sức người đã dần thay thế bằng máy móc và công nghệ hiện đại. Trong lĩnh vực xây dựng thường sử dụng các công cụ hỗ trợ tiên tiến và nổi bật là cầu trục. Vậy cầu trục là gì và nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào? Hãy cùng cautrucnamviet.com.vn tìm hiểu những thông tin về cầu trục trong bài viết dưới đây.

Cầu trục gồm có hai chuyển động chính là chuyển động ngang và dọc

Tổng quan về cầu trục 

Đây là một trong những thiết bị được sử dụng để nâng hạ các vật có tải trọng lớn như bê tông, sắt thép. Chúng gồm có hai chuyển động chính là chuyển động ngang và dọc trên cao. Sức nâng của cầu trục lớn và hoạt động chủ yếu từ động cơ điện nên chúng thường được sử dụng trong ngành công nghiệp, xây dựng, quốc phòng.

Cầu trục là thiết bị có kết cấu giống một chiếc cầu có bánh xe lăn trên đường ray. Trong nhà xưởng, nhà kho, chúng thường được sử dụng để nâng chuyển vật nặng và xếp đỡ hàng. Thông qua cầu trục, mọi người sẽ tiết kiệm thời gian, sức lực và tăng hiệu suất lao động hơn.

Cấu tạo chính của cầu trục

Đây là loại máy trục được thiết kế và chế tạo có kết cấu thép dạng cầu. Các chi tiết của cầu trục được liên kết với nhau thông qua bu lông hoặc kết cấu hàn đảm bảo các mối hàn trở nên chắc chắn hơn.

Trên đó còn lắp bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray được đặt trên tường hoặc trần nhà của nhà xưởng. Qua đó giúp chúng ta có thể nâng hạ vật có tải trọng lớn và nâng cao năng suất làm việc hơn. Dưới đây là các bộ phận chính của cầu trục:

Dầm chính 

Đây là phần chịu lực chính của cầu trục và cũng là đường chạy của pa lăng. Bộ phận này được thiết kế theo dạng hộp hoặc chữ I và có kích thước tùy thuộc vào tải trọng nâng, khẩu độ. Dầm chính phải đảm bảo sức bền, độ cứng cũng như độ đàn hồi.

Dầm chính là bộ phận quan trọng của cầu trục

Dầm biên 

Bộ phận dầm biên của cầu trục được thiết kế hình hộp chữ nhật và chế tạo từ các loại thép hình, thép tấm. Hai đầu dầm có mối liên kết chờ với mục đích là để lắp cụm động lực di chuyển và đầu đấm đàn hồi bằng cao su.

Chúng có tác dụng làm giảm xung lực va chạm khi cầu trục di chuyển tới mốc cuối đường ray. Liên kết giữa dầm chính và dầm biên bằng mối liên kết bu lông, mặt bích hoặc mối hàn góc.

Bộ phận nâng hạ 

Đối với cầu trục dầm đơn thì sử dụng bộ phận nâng hạ từ pa lăng còn ngược lại, dầm đôi thường sử dụng xe con. Bên cạnh đó, tùy vao nhu cầu sử dụng mà cầu trục có thể sử dụng pa lăng cáp điện hay xích điện.

Bộ phận điều khiển và cơ cấu di chuyển

Cầu trục có thể điều khiển bằng tay, từ xa hay cabin. Còn đối với cơ cấu di chuyển của chúng trên đường chạy chính là nhờ 4 cụm bánh xe, 2 chủ động và 2 bị động.

Hãy đến với cầu trục nam việt để lựa chọn thiết bị nâng hạ phù hợp với chi phí của doanh nghiệp mình

Tại sao nên lắp đặt cầu trục tại đơn vị cầu trục nam việt?

Cầu trục nam việt là một trong những đơn vị chuyên thiết kế và lắp cầu trục cho nhà xưởng uy tín nhất tại nước ta. Nơi đây sở hữu đội ngũ công nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Họ sẽ tư vấn và lắp đặt cầu trục nhanh chóng để giúp doanh nghiệp bạn cải thiện năng suất lao động hơn.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin bạn nên biết về dầm cầu trục. Qua đó, nếu doanh nghiệp bạn đang dự định lắp đặt cầu trục thì đừng quên hãy ghé tới cautrucnamviet.com.vn. Với 20 năm kinh nghiệm cùng chất lượng dịch vụ hoàn hảo, công ty TNHH Cơ khí Nam Việt tin rằng sẽ nhanh chóng lắp đặt cầu trục để doanh nghiệp bạn tăng hiệu suất làm việc hơn.

Related Post