Từ A đến Z những cái nhìn tổng quan về dây cáp quang

Từ A đến Z Những Cái Nhìn Tổng Quan Về Dây Cáp Quang (2)

Khi công nghệ truyền thông lên ngôi, thì vai trò của dây cáp quang thực sự rất quan trọng trong đời sống ngày nay. Để quý vị hiểu rõ hơn về dây cáp quang, dưới đây là cái nhìn tổng quan từ A đến Z về thiết bị truyền tín hiệu ưu việt này.

Khái niệm dây cáp quang

Dây cáp quang hay còn gọi là sợ cáo quang hay cáp quang. Đây là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa trong suốt. Sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Tuy được cấu thành từ sợi cáp rất nhỏ chỉ như một sợi tóc, nhưng chúng lại có khả năng truyền tải dữ liệu cực nhanh, ít bị nhiễu và truyền xa hơn so với cáp đồng.

Cáp quang gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hay plastic đã được tinh chế. Nhằm cho phép truyền tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt nhất các tín hiệu.

Dây cáp quang gồm có mấy loại?

Dây cáp quang bao gồm hai loại chính:

  • Dây cáp quang single mode: Day cap quang single mode hay còn gọi là đơn mốt, là sợi cáp quang lõi nhỏ, có đường kính lõi nhỏ. Hệ số thay đổi khúc xa thay đổi từ lõi ra cladding ít hơn. Các tia truyền trong single mode chỉ có một mode sóng cơ bản, lan truyền xuyên suốt song song với trục. Xung nhận được hội tụ tốt, ít méo dạng, tín hiệu truyền ít bị suy hao và có thể truyền đi rất xa.
  • Dây cáp quang multimode: Dây cáp quang multimode hay còn gọi là đa mốt, có đường kính lõi lớn. Có thể truyền đồng thời nhiều mode sóng, số mode sóng truyền được trong một sợi phụ thuộc vào các thông số của sợi cáp quang. Cáp quang multimode hiện nay thường được sử dụng phổ biến để truyền dữ liệu với khoảng cách ≤5km. Thường được các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng để kết nối hệ thống camera, mạng nội bộ…

Cấu tạo của dây cáp quang

Các loại dây cáp quang cơ bản được cấu tạo bởi các phần sau:

  • Core: Trung tâm phản chiếu của sợi quang, nơi ánh sáng đi qua
  • Cladding: Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi có chiết xuất nhỏ hơn chiết xuất core, chức năng phản xạ các tia sáng hướng trở về core
  • Coating: Là lớp phủ có chức năng loại bỏ những tia khúc xạ ra ngoài lớp bọc. Chống lại sự xâm nhập của hơi nước, tránh trầy xước, giảm sự gập gãy hay uốn cong của sợi cáp. Lớp phủ được nhuộm các màu khác nhau theo chuẩn màu được quy đinh trong ngành viễn thông nhằm phân biệt giữa chúng.
  • Strength Member: Vật liệu thường được dùng là sợi tơ Aramit, kim loại có dạng sợi hoặc lớp băng thép mỏng được dập gợn sóng hình sin
  • Outer Jacker: Vỏ dây cáp quang có tác dụng bảo vệ ruột cáp, tránh khỏi những ảnh hưởng của các tác động bên ngoài như va đập, ẩm ướt, nhiệt độ…Vật liệu làm nên vỏ cáp quang thường có tính nhẹ, bền, khó cháy, cách điện và nhiệt tốt.

Ưu điểm và nhược điểm của dây cáp quang

Ưu điểm

  • Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ, mỏng hơn cáp đồng
  • Dung lượng tải cao, cho phép nhiều kênh đi qua cáp
  • Suy giảm tín hiệu ít
  • Tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp, làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn
  • Dây cáp quang sử dụng nguồn điện ít hơn. Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, nên máy phát có thể sử dụng nguồn điện thấp hơn thay vì máy phát sử dụng điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
  • Day cap quang lý tưởng, thích hợp để tải thông tin dạng số, mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính
  • Dây cáp quang không cháy vì không có điện xuyên qua cáp quang, vì thế không có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.

Nhược điểm

Nối cáp khó khăn, yêu cầu phải thẳng, không gập. Chi phí hàn nối và thiết bị đầu cuối cao hơn so với cáp đồng.

Hy vọng với những chia sẻ nhỏ về cái nhìn tổng quan dây cáp quang sẽ giúp quý vị có được hiểu biết tượng tận và lựa chọn tốt nhất.

 

 

 

 

Related Post